Breaking News

Quách Tĩnh - Hoàng Dung chinh phục độc giả phương Tây

Hoa Văn

Tháng 2/2018, Nhà xuất bản MacLehose Press (London, Anh) đã chính thức xuất bản bộ tiểu thuyết kiếm hiệp diễm tình tuyệt diệu Xạ điêu tam bộ khúc của nhà văn Kim Dung. Đây cũng là lần đầu tiên kiếm hiệp Kim Dung đến với độc giả phương Tây bằng tiếng Anh. Trong khi tại châu Á (trong đó có Việt Nam), thì hàng triệu người đã "say như điếu đổ" các tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung từ hơn nửa thế kỷ trước.

<< Cặp trai tài gái tuyệt đỉnh thông minh Hoàng Dung - Quách Tĩnh lĩnh ấn tiên phong chinh phục độc giả phương Tây (ảnh minh hoạ)


Bộ tiểu thuyết “Xạ điêu tam bộ khúc” chính là tên gọi chung của ba tác phẩm liên hoàn gồm: “Anh hùng xạ điêu”, “Thần điêu hiệp lữ”, và “Ỷ thiên Đồ long ký”. Tại Anh, nó sẽ được chia thành 12 tập. Nhóm dịch giả gồm nhiều thành viên, trong đó có nữ văn sỹ Anna Holmwood, người Thụy Điển. Có tin nói bà đã phải nỗ lực tìm kiếm một nhà xuất bản đồng ý phát hành các tác phẩm kiếm hiệp này kể từ năm 2012.

Như vậy, cặp đôi trai tài gái sắc trên chốn võ lâm giang hồ Hoàng Dung - Quách Tĩnh sẽ lĩnh ấn tiến phong chinh phục xứ sở mù sương. Tiếp theo đó là cặp Tiêu Long Nữ - Dương Quá, và cuối cùng: Trương Vô Kỵ với ba người đẹp: Triệu Mẫn, Chu Chỉ Nhược, Tiểu Chiêu.


Bìa cuốn “Anh hùng xạ điêu” phát hành tại Anh tháng 2/2018 

Nói chung, chưa thể đánh giá kiếm hiệp Kim Dung có chinh phục được độc giả phương Tây hay không? Vì văn hoá, lịch sử giữa Đông và Tây là một biển trời khác biệt.

Lịch sử văn học phương Tây chưa từng xuất hiện kiểu tiểu thuyết kiếm hiệp như của Kim Dung. Cho dù từ từ thế kỷ 15, đã xuất hiện cuốn tiểu thuyết trào lộng phong cách hiệp sỹ "rởm" Don Quijote - nhà quý tộc xứ Mantra của nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes Saavedra.

Không dễ để độc giả phương Tây có thể cảm nhận đầy đủ và thích thú những ngón võ công tượng tượng như: Hàng long thập bát chưởng, Cửu âm bạch cốt trảo, Dịch cân kinh ... vv.

Mặt khác, việc chuyển ngữ từ tiếng Hán sang tiếng Anh, mà vẫn giữ được "thần thái", phong cách kiếm hiệp là không đơn giản. Nếu dịch dài dòng, đúng và đủ ý, có thể độc giả sẽ thấy… chán, nhưng nếu dịch cô đọng thì cũng không có từ tương đương trong tiếng Anh.

Đó chính là thách thức lớn nhất khi dịch tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Thực tế, lý do khiến tiểu thuyết Kim Dung mãi tới gần đây mới được chuyển ngữ sang tiếng Anh, mặc dù ông rất nổi tiếng trong dòng tiểu thuyết võ hiệp trứ danh của phương Đông, đơn giản là bởi việc chuyển ngữ… quá khó.

“Dịch tiểu thuyết Kim Dung là một nhiệm vụ làm nản lòng các dịch giả bởi sự phức tạp trong ngôn ngữ, ở đó tích hợp cả thơ và văn, đi kèm là việc sử dụng rất nhiều những cụm từ cô đọng như một dạng thức ngôn ngữ đặc trưng của tiểu thuyết võ hiệp. Chính cách sử dụng ngôn ngữ này đã tạo nên một cảm nhận được xem là hình mẫu về giới võ lâm”, giáo sư Petrus Liu chuyên giảng dạy văn học tại Đại học Boston (Mỹ) cho biết.


Dương Quá và "sư phụ" Tiểu Long Nữ


Giáo chủ Minh giáo Trương Vô Kỵ và quận chúa Triệu Mẫn
.....

* Tác giả Kim Dung
  1. Kim Dung - cây bút kiếm hiệp xứng danh "vĩ đại"
  2. Nhà văn Kim Dung trả lời phỏng vấn của sinh viên Ðại Học Bắc Kinh năm 1994
  3. Nhà văn Kim Dung trả lời bạn đọc 25 câu hỏi thú vị
  4. Hội thảo quốc tế về Kim Dung năm 2003
  5. Kim Dung và nỗi đau đáu về người con trai tự tử
  6. Bí mật về nàng Tiểu Long Nữ ngoài đời của Kim Dung
  7. Vì sao Tiểu Long Nữ đẹp như tiên?
  8. Dụng ý của Kim Dung khi cho Dương Quá cụt tay là gì?
  9. Nếu theo tên gọi thì Độc Cô Cầu Bại sẽ chiến thắng
  10. Vương Trùng Dương lập giáo
  11. Thời biểu (mốc thời gian) trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung
  12. Nữ ma đầu trong phim kiếp hiệp Kim Dung
  13. Những giai thoại về tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung
  14. Ý nghĩa tên một số nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung
>> Những thay đổi, chỉnh sửa của Kim Dung trong các tác phẩm của ông: 





Bài đăng phổ biến